Quản lý rủi ro

Rủi ro hiện hữu ở hầu hết các khía cạnh đời sống và công việc của bất kỳ ai với rất nhiều cấp độ khác nhau. Nhỏ thì có rủi ro tai nạn khi tham gia giao thông, bệnh tật khi tiệc tùng khách khứa suốt ngày… lớn thì có rủi ro tài chính, thất thoát, tồn kho, biến động… dẫn đến phá sản một doanh nghiệp.
Trước rủi ro, thường người ta có 2 lựa chọn: 1 là thôi không làm nó, 2 là quản lý rủi ro để làm nó một cách an toàn. Phương án 1 thì không còn gì để bàn, có điều đã chọn thì không nên thụt thụt thò thò kiểu thích ở một mình nhưng sợ cô đơn.
Quản lý rủi ro
Trong bài viết này, tôi tập trung vào phương án 2, với các cấp độ khác nhau:
Cấp độ 1: Chơi chắc. Đây là những bạn chơi phòng thủ, rất cẩn thận, luôn mổ xẻ, phân tích, tìm hiểu tới chân tơ kẽ tóc vấn đề rồi mới đi đến một quyết định. Ưu điểm của các bạn này là rất an toàn, sinh tồn tốt, kể cả trong khủng hoảng, khó xảy ra các biến cố lớn, nhưng nhược điểm là mọi việc có phần chậm, khó chớp lấy cơ hội để có thể nhảy vọt…
Cấp độ 2: Liều lĩnh. Đây là nhóm các bạn có xu hướng “tấn công”, máu ghi bàn. Thường các bạn chớp lấy cơ hội rất nhanh, sẵn sàng bỏ qua một số bước, dồn vốn dồn quân hết cho lực lượng tuyến đầu… Và việc gì rủi ro càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn. Các bạn này có ưu điểm là: nếu có thêm một chút may mắn thì các bạn đi rất nhanh, rất dễ gặt được những cục lời lớn. Ngược lại, chỉ cần bất cẩn, một hai thông số không đúng với tính toán là sai một ly đi một dặm, mất trắng đúng nghĩa lên voi xuống chó.
Cấp độ 3: Kết hợp. Có thể hiểu nôm na là Phòng thủ chặt tấn công nhanh. Tức chạy nhanh thì vẫn phải chạy nhanh, nhưng thay vì đầu trần chân đất, thì tay đua cần trang bị thêm quần giày, áo nón bảo hộ, được huấn luyện an toàn bài bản, và hơn nữa là tăng cường các tính năng lên chiếc xe như phanh chống trượt ABS, lắp lốp tăng độ bám đường… Nói thì dễ, hầu hết ai cũng ao ước được như vậy. Nhưng để làm được thì vô cùng khó. Kiểu để mầy nghiên cứu xong cái phanh ABS thì người ta đã nhậu xong cái chức vô địch rồi. Kiểu chờ bạn soát xét, ban hành xong quy trình thì người ta đã chiếm lĩnh thị trường cả rồi.
***
Gần 10 năm làm trong dầu khí, gắn liền với nghiệp vụ QHSE, tôi rất hiểu cảm giác khó chịu khi mọi người buộc phải mặc áo phao khi làm việc trên mặt nước, mang dây an toàn lềnh kềnh khi làm việc trên cao… bị dừng thi công khi chưa có PTW. Và mỗi khi đi máy bay, đặc biệt là những người bay thường xuyên sẽ rất ngao ngán với các chỉ dẫn an toàn… Nhưng cũng đừng vì sự khó chịu đó mà bỏ qua nó.
Trong kinh doanh cũng vậy, những cảnh báo về rủi ro thường làm người đứng đầu cảm giác khó chịu, mà làm việc với các bạn nhìn đâu cũng thấy rủi ro thì càng khó chịu. Nên hơn hết vẫn là sự hài hòa. Là một người đứng đầu, nếu các bạn dễ phớt lờ với những cảnh báo thì sẽ sớm thôi, một phút sai lầm là đi tong cả mấy năm làm. Ngược lại, nếu bạn thấy mối nguy, thấy ai đó dọa cho vài phát là chột dạ thì cũng chẳng thể làm gì ra trò.
Mối nguy và an toàn dù có liên hệ mật thiết nhưng cũng có những nét rất riêng. Những việc đầy dẫy mối nguy, nếu kiểm soát tốt thì trở nên rất an toàn (vận hành một nhà máy lọc dầu chẳng hạn), ngược lại, những việc tưởng chừng rất an toàn nhưng lơ tơ mơ là tai nạn (đi bộ tập thể dục mà mặc áo khoát tối đen, rất nguy hiểm mà nhiều người vẫn đang làm đó thôi).
Nên, quan trọng hơn cả cần nhận diện được các mối nguy và xây dựng các kịch bản để kiểm soát và ứng phó. Đó là cách để bạn có thể vừa đi nhanh vừa đi được xa hơn.
Thanks.
Tuấn Trần.
Xem thêm các chia sẻ hữu ích khác của tác giả tại đây
Truy cập vào website để không bỏ lỡ các bài viết mới nhất
ĐẶT NGAY HÔM NAY
ĐẶT MUA NGAY HÔM NAY
[contact-form-7 id="1786" title="Form liên hệ 1"]
ĐẶT MUA NGAY HÔM NAY
[contact-form-7 id="1786" title="Form liên hệ 1"]