Đặc ân và ngộ nhận

Những buổi yến tiệc của ngành dầu khí ngày đó thường rất cao cấp. Lãnh đạo ngành chúng tôi uy quyền dữ lắm, đặc biệt là cấp Tổng công ty hay Tập đoàn, anh em nhân viên ở cấp cơ sở chúng tôi gần như rất khó để có cơ hội tiếp xúc với lãnh đạo. Vì lẽ đó, tôi luôn thắc mắc một việc rất đỗi bình thường như “luật bất thành văn” là một số bạn nữ, có bạn chỉ mới tuyển dụng, có bạn chỉ làm một chức vụ hết sức bình thường… nhưng luôn được ưu ái sắp xếp ngồi xen kẽ với cấp lãnh đạo. Đã vậy, các bạn giao tiếp rất thỏa mái với các Sếp, được các Sếp quan tâm, trông thật tự nhiên bao nhiêu thì anh em tụi tôi lại rụt rè khi đối diện bấy nhiêu. Dù rằng, chúng tôi mới thực sự là người cày cuốc sớm hôm, gánh vác việc ở công trường, là nguồn lực chính của công ty.
Và nghịch lý luôn có lý lẽ riêng của nó.
Đặc ân và ngộ nhận
Trong buổi tiệc tổng kết năm 2010, một người bạn nữ rất thân của tôi đang ngồi cùng bàn tôi, thì anh trưởng phòng tổ chức lại gần bảo, Sếp mời em qua đó ngồi cho vui, bạn ấy từ chối đặc ân đó, nhưng cuối cùng bằng nhiều lý lẽ khác nhau, bạn ấy khó có thể từ chối. Dù lời mời là đặc ân, không phải bạn nữ nào trong công ty cũng được chọn, nhưng bạn ấy đã qua bàn bên trong một tâm thế không vui với nhiều cả nể và miễn cưỡng. Tôi cảm nhận được điều đó rất rõ, vì tôi rất hiểu một người dung dị và thực lực như bạn thì bạn thực sự cần điều gì. Thế nên, khi bạn ấy qua đó ngồi được ít phút thì tôi mang một bông hoa hồng qua tặng bạn ấy, như thể đang tặng cho một người mà mình đang để mắt tới. Một hành động mà hầu hết anh em đồng nghiệp đều cho rằng tôi sẽ đối diện với một cái “để ý” đầy rủi ro. Nhưng cái sự lì lợm của một cậu bé nhiều năm lơ xe, gắn bó với bụi đường, như thể một kẻ bất cần đời nên tôi cũng không có gì phải e dè lắm. Sau vài cái cụng ly có tính chất giao tiếp với Sếp, giữ hình ảnh cho đơn vị, bạn nữ xin phép Sếp được về lại chỗ cũ, và Sếp đã đồng ý đầy cảm phục.
Và rằng, không có bất kỳ rủi ro nào xảy ra sau đó cho tôi và bạn ấy cả, ban lãnh đạo công ty vẫn đánh giá cao những nỗ lực, đóng góp của chúng tôi cho công ty, không những thế, Giám đốc công ty luôn tin cậy và giao phó cho chúng tôi những nhiệm vụ khó, đòi hỏi tính quyết đoán, sự tự tin và chuyên môn cao. Công việc của chúng tôi vẫn phát triển tốt ở công ty cho tới khi tôi xin thôi việc để lập nghiệp cho riêng mình. Ở một khía cạnh nào đó, một vài bạn nữ được chọn đã coi đó là một đặc ân, là vinh dự… thậm chí là tự đặt mình vào một vị trí rất đặc biệt, đặc biệt hơn khi Sếp thỉnh thoảng chọn mình đi công tác… Nhưng rồi, sau hơn 12 năm nhìn lại, tôi nhìn thấy các bạn nữ ấy thực sự đã không phát triển nhiều, thậm chí còn được ít trọng dụng hơn. Đó là một thực tế khá phổ biến và thường xuyên xảy ra ở môi trường công sở.
Easy come and easy go. Cái gì dễ tới thì sẽ dễ đi. Những lợi ích trước mắt thường có sức cuốn hút hơn một sự nghiệp lâu dài. Và những đặc ân đôi khi tạo ra sự ngộ nhận. Mỗi khi các bạn tiếp xúc quá gần với những câu chuyện lớn, những người đàn ông tầm vóc, những góc nhìn đạo mạo và thành đạt… Thì những điều lý ra thuộc cái tuổi, cái tầm của các bạn lại không còn nằm trong tầm quan tâm của các bạn nữa… Ngay cả việc chọn một người để lấy làm chồng, cũng trở nên khó khăn vô cùng, vì người đàn ông cùng trang lứa ấy, dù có giỏi, có đặc biệt đến độ nào, cũng không thể sánh bằng một góc của chiếc bàn đặc ân.
Cho đến một ngày, tôi được xếp vào chiếc ghế của chiếc bàn đặc ân. Kỷ niệm ngày xưa gợi nhắc tôi kiếm tìm, đâu đó một chàng trai bước lên từ những chiếc bàn dưới để tiến về phía trước, tặng một bông hoa hồng cho cô gái đang ngồi cạnh mình…
Thanks.
Tuấn Trần
Tham khảo thêm các bài viết khác của tác giả tại đây
Truy cập vào website để không bỏ lỡ các bài viết hay khác
ĐẶT NGAY HÔM NAY
ĐẶT MUA NGAY HÔM NAY
[contact-form-7 id="1786" title="Form liên hệ 1"]
ĐẶT MUA NGAY HÔM NAY
[contact-form-7 id="1786" title="Form liên hệ 1"]