Lý thuyết và thực tiễn

Hôm qua, có một bạn đọc được một câu chuyện hay, bạn ấy chia sẻ cho tôi với nhiều tâm đắc, câu chuyện như sau:

***

“Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại bị sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: ”Con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi phải huy động công sức để cứu con lừa lên cả”. Người nông dân kêu gọi hàng xóm của ông đến và giúp một tay lấp giếng. Họ cầm xẻng và bắt đầu xúc đất đổ xuống giếng. Ban đầu, con lừa biết chuyện gì xảy ra và nó bắt đầu khóc vì tuyệt vọng. Nhưng sau đó mọi người ngạc nhiên vì lừa bỗng trở nên im lặng. Một lúc sau, người nông dân nhìn xuống giếng và ông ta không khỏi ngạc nhiên vì những gì đã xảy ra trước mắt. Với mỗi xẻng đất mà người ta hất xuống giếng, con lừa đã làm một việc thông minh, nó lấy người để giũ cho đất và bùn rơi xuống chân và tiếp tục bước lên. Với mỗi xúc đất của người nông dân hất xuống, con lừa lại rùng mình và bước một bước lên trên đống đất. Chỉ sau một lúc, mọi người đều kinh ngạc vì con lừa đã lên được miệng giếng và vui vẻ thoát ra ngoài.

Có thể nói, câu chuyện đã phản ánh một phần rất thật của cuộc sống. Cuộc sống có thể hất bùn đất lên bạn, làm bạn bị vấy bẩn, thậm chí muốn chôn vùi bạn. Nhưng cách duy nhất để bước ra khỏi cái giếng của tuyệt vọng đó là hãy rũ bỏ khó khăn và tiếp tục bước lên. Chúng ta chỉ có thể thoát khỏi vực thẳm bằng cách bước về phía trước và không bao giờ từ bỏ.”

***

Tôi đọc xong, bằng hỏi, em đang cảm thấy có ai đó đang vấy bẩn và muốn chôn vùi em sao?

– Dạ, đúng anh ạh!

– Ồ, thế à! Tại sao bạn ấy lại làm thế với em nhỉ?

– Dạ, tại vì bạn ấy đố kỵ với em ạh!

– Ồ, sao bạn ấy không đố kỵ với người khác mà lại là với em?

– Dạ, vì bạn ấy là người xấu ạh!

– Thế, em có nghĩ bác nông dân và người hàng xóm trong câu chuyện cũng là người xấu chứ!

– Dạ, chắc chắn ạh!

– Vậy, nếu em là bác nông dân và người hàng xóm ấy thì em sẽ làm gì với con lừa già và cái giếng vô dụng ấy?

– Dạ, dạ… thì em cũng sẽ làm vậy thôi ạh!

Ừa, em thấy không? Thường, mình rất dễ nhận ra điều tồi tệ người khác gây ra cho mình, nhưng rất khó để nhận ra điều tồi tệ mình gây ra cho người khác. Tại sao lại để mình trở thành một con lừa già hoặc là cái giếng vô dụng, để rồi thành thừa thải, chờ vứt đi? Để rồi người ta ngược đãi rồi trách họ chứ? Tại sao không cố gắng mỗi ngày để luôn hữu dụng phải không nè! Nếu chịu khó để ý quan sát, em sẽ thấy rất nhiều người sau khi về hưu, họ mới bắt đầu làm những điều họ thực sự ao ước, và từ đó họ trở nên vĩ đại với nhiều di sản để lại.

“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, chuyện gì xảy ra cũng có căn nguyên của nó. Muốn cuộc sống đối với mình được tốt hơn, thì trước tiên mình là người cần phải thay đổi chứ không phải là cuộc sống.

Thanks.

Tuấn Trần

Tham khảo thêm các chia sẻ về hành trình lập nghiệp của tác giả tại đây

Truy cập vào website để xem thêm các bài viết

Dao động

Hậu ngã ngựa

 

ĐẶT NGAY HÔM NAY
ĐẶT MUA NGAY HÔM NAY
[contact-form-7 id="1786" title="Form liên hệ 1"]
ĐẶT MUA NGAY HÔM NAY
[contact-form-7 id="1786" title="Form liên hệ 1"]