Không lo xa tất buồn gần

Tôi viết bài dưới đây trên tường FB vào ngày 24.08.2020. Thời điểm đó, trong lúc tôi đang gồng gánh vì đang trải qua một chuỗi thất bại ở các dự án khởi nghiệp tại quê hương Quảng Ngãi, thì Covid lại đến. Vừa bị đấm, bị đạp, bị đá, lại còn bị nhận nước. Tôi như muốn tắt thở, làm cùng lúc 3-7 việc, làm gấp 5 lần lúc tôi còn làm ở Cty cũ cũng không thấm vào đâu.
Dù đam mê mạo hiểm, nhưng tôi cũng khá cẩn trọng, nên tôi đã chuẩn bị rất kỹ cho kế hoạch nghỉ hẳn việc ở Dầu khí để khởi nghiệp bài bản hơn. Tôi tự tin với sự ổn định của Tuấn Minh sport (lúc đó đã trải qua 6 năm), và thiết nghĩ đó là chiếc phao cứu sinh của tôi trong mọi trường hợp. Ấy vậy mà, Covid lại là thứ tấn công trực diện vào đó, dìm TMs xuống mười ba mét nước.
Khó khăn đến sớm cũng là điều may mắn giúp tôi kịp nhận ra giá trị của tiền mặt, rủi ro và gánh nặng của “đòn bẫy tài chính”, áp lực chi phí vận hành, sự kém linh hoạt của các mô hình kinh doanh, sự nhạy cảm của biến động lên các kịch bản lý tưởng. Đặc biệt, tôi đã chọn cách tiếp cận với một tương lai đang xấu dần, thay vì tin rằng nó sẽ phục hồi trong ngắn hạn.
Điều đó phần nào giúp tôi liên tục đưa ra những quyết định táo bạo hơn. Kiểu như lúc nào cũng như có một đàn hổ vừa dữ vừa đói đang đuổi theo mình. Nào lương, nào bank, nào chi phí cá nhân, nào biến động… Mình chỉ có duy nhất một lựa chọn là “thay đổi hoặc chết”. Bất kể việc gì có thể giúp tôi sống sót được một ngày thôi cũng là điều quan trọng hơn tất cả.
Hơn 2 năm rồi, đường cong khó khăn này vẫn chưa tiệm cận về đáy, vất vả đang còn dài phía trước. Nay tôi chia sẻ lại, để các bạn đang “đồng cảnh ngộ” có thêm thông tin tham khảo để gồnh gánh sự nghiệp mình qua mùa bão giông nhé!
“Một năm vất vả, mất ba năm làm.
(Góc chia sẻ tài chính dành cho người không chuyên chuyện tiền nong – như mình ?)
Từ Sài Gòn về Quảng Ngãi trước ngày mở cửa cách ly được 2 hôm, ngỡ như đang đi tốc độ máy bay mà bị phanh phát rớt về tốc độ xe đạp vậy. Trái ngược với sự nhộn nhịp, vội vã nơi đất khách là một Quảng Ngãi gần như không chuyển động, đường phố vắng, không gian tĩnh lặng như tờ, hàng quán, dịch vụ đóng cửa…
Nhiều người nghĩ làm ăn kinh doanh, năm nào cũng lãi, vất vả một năm thì có sao… nhưng thực tế thì khác rất nhiều. Mình có bài phân tích nhỏ theo cách tính rợ cũng ra chứ hem có ý định cao siêu như góc nhìn của một chuyên gia tài chính. Để dễ hiểu, mình lấy ví dụ về một trường hợp đầu tư khách sạn ở Lý Sơn như sau:
– Tổng mức đầu tư: 10 tỷ
– Vốn vay: 7 tỷ
– Doanh thu: 4 tỷ
– Chi phí: Tài chính 1 tỷ + khấu hao 600 triệu + vận hành 1 tỷ + bán hàng 200tr.
– Lợi nhuận: 1.2 tỷ = 12%, khá ổn.
Nếu chủ đầu tư dùng 1.2 tỷ lợi nhuận để trả gốc ngân hàng thì vốn vay sẽ giảm 15% năm, từ đó chi phí tài chính hàng năm sẽ giảm theo => lợi nhuận hàng năm tăng lên => sau 5 năm thì trả hết nợ gốc ngân hàng, chi phí lãi vay về không => Từ năm thứ 6 trở đi, chủ đầu tư bỏ túi đều 2 tỷ năm, tài sản vẫn còn nguyên đó.
Khi nCov xảy ra thì sao.
– Doanh thu giảm 70%, tức còn 1.2 tỷ.
– Chi phí tài chính không đổi: 1 tỷ
– Chi phí khấu hao tai sản không đổi: 600tr
– Chi phí vận hành, có thể cắt giảm 50%: 500tr
– Chi phí bán hàng, có thể giảm 70%: 60tr
Lỗ: 1.2 – (1+0.6+0.5+0.06) = – 960tr
Để xử lý khoản lỗ này, nếu may mắn thì bạn còn hạng mức để vay thêm (thoát phá sản), và khoản này được tính vào nợ của năm sau.
=> Cuối năm 2020, lý ra nợ gốc còn 7-1.2 tỷ = 5.8tỷ thì tăng thành 7t+960tr = 7.96 tỷ. Lãi vay tính cho năm tiếp theo sẽ tăng từ 600tr lên thành 850tr (11%/năm), tăng 250tr. Nếu năm 2021, hoạt động kinh doanh may mắn ổn định và doanh thu như kế hoạch thì lãi = 1.2 tỷ – 250tr = 950tr, lợi nhuận này vừa đủ bù lỗ cho năm 2020. Nghĩa là sau 2 năm làm không ăn, doanh nghiệp về lại vị trí xuất phát (thay vì đã trả được 2.4 tỷ ngân hàng và đạt lợi nhuận 1.4 tỷ vào thời điểm cuối năm 2021).
Giả thuyết này tính trong điều kiện lý tưởng là kinh tế phục hồi ngay sau 2020, và bạn đủ năng lực để xoay sở, thoát chết, đưa hoạt động kinh doanh quay lại đúng hoàn toàn theo kế hoạch. Điều kiện này gần như bị lý tưởng hoá, thực tế rất khó xảy ra, quá trình hồi phục thường kéo dài từ 2-4 năm.
Thêm một bẫy chết người nữa là việc sử dụng đòn bẫy tài chính nhờ vào việc tăng giá bất động sản mà bạn hời được. Ví dụ BĐS của bạn tăng từ 4 tỷ lên 7 tỷ, bạn xem đây là khoản hời và vay full hạn mức để đầu tư, nhưng bản chất mô hình kinh doanh trên đất không hiệu quả như bạn tưởng. Khủng hoảng kéo kinh tế đi xuống, thanh khoản giảm mạnh, muốn cắt lỗ cũng không được. Nếu có biến động tăng lãi suất hoặc việc định giá BĐS cho lần đáo hạn tiếp theo giảm 10%, tức thâm hụt khoảng vay thêm 700tr, nguồn đâu để bù? Đòn bẫy tài chính lúc này bị Domino theo quá trình ngược. Mấy bạn bé bé, ít vay mượn… có khi ngon, chứ mấy bạn cây cao bóng cả, tưởng to lớn đẹp choai vậy chớ… dính Virus thì chưa biết ai khoẻ hơn ai ?
=> trong giai đoạn kinh tế đầy biến động này, các bạn có độ linh hoạt cao, ít chi phí cố định, toàn dùng đồ thuê mướn, từ xe cộ, văn phòng đến nhà xưởng… dễ co giãn, hay kiểu một vốn bốn lời, tay không bắt giặc, quay vòng tốt… ăn một bát no ba ngày… thì ngon. Mấy ông to khoẻ đẹp troai, cơ sở này, xí nghiệp nọ… trông thế thoi chớ đói chừng 1-2 ngày là tuột đường huyết, lên tăng xông, dễ lăn đùng ra lắm ?.
Nên mấy em xinh tươi, hem có tưởng bở, cứ ngỡ đỏ là chín sao được ? ? ?
Nói gì thì nói, nếu có chết mà biết được lý do chết thì cũng đỡ uất hơn chứ nhỉ, còn rút kinh nghiệm cho trận đánh tới. Nhưng hơn hết là cầu Chúa ban phước lành cho tất cả chúng ta.
P/s: bài viết chỉ để tham chiếu và tính toán tương đối, kiểu tính rợ như ở chợ mợ tính tiền cá ? các bạn hem mang máy tính ra chạy excel nha, tội nghiệp tác giả ngáo này lém!”
ĐẶT NGAY HÔM NAY
ĐẶT MUA NGAY HÔM NAY
[contact-form-7 id="1786" title="Form liên hệ 1"]
ĐẶT MUA NGAY HÔM NAY
[contact-form-7 id="1786" title="Form liên hệ 1"]