Sức mạnh của sự quan tâm

Năm nay, mình chứng kiến sự thành công có tính đột phá của một người Sếp rất giỏi quan tâm, đồng thời cũng chứng kiến sự tuột dốc của một người Sếp khác rất giỏi khai phá (tạm đặt tên là vậy vì không tìm ra từ phù hợp để diễn đạt).
Người Sếp thứ nhất có thế mạnh tuyệt đối là sự quan tâm đến trình độ thượng thừa. Gặp nhau là: Khoẻ không em? Dạo này thế nào? Gia đình vợ con ra sao? Ba mẹ khoẻ chứ? Công việc tốt không? Con Gái lớn lớp mấy rồi nhỉ? Năm nay có nhiều sáng kiến chứ?… gần như rất ít nói về công việc, và kết thúc buổi nói chuyện cũng quay quanh những lời chúc tốt đẹp, và ra về thường được tặng quà kiểu tiện tay “Anh có cái này hay tặng Tuấn…”, rồi anh nhẹ nhàng đứng dậy mở ngăn tủ, lục lục. Trong phòng làm việc lúc nào cũng sẵn trà ngon, bánh kẹo, và đặc biệt là có nhiều tủ, không biết chứa biết bao loại quà trong đó ?
Người Sếp thứ 2 thì trái ngược hoàn toàn, đây là hình mẫu của tướng tài, trên thông thiên văn dưới tường địa lý. Vị Sếp ấy ưu tiên tập trung hoàn toàn cho mặt trận phía trước: mở rộng, phát triển, tăng trưởng… Gặp nhau, sau cái chào nhau là dạo này có gì mới không? Có dự án nào hay, đầu tư được chứ? Tiếp theo là cuộc thi này, kế hoạch nọ, dự án kia… kèm với đó là những lời mời tham gia theo các hình thức khác nhau.
Một người rất mạnh tấn công, dồn toàn bộ lực lượng và tâm trí cho hàng tiền đạo, với cặp đôi rất giỏi tạt cánh đánh đầu. Một người kiên định duy trì đội hình phòng ngự chặt tấn công nhanh, riêng gia cố hàng phòng ngự thì đúng là như đỗ bê tông Mác 1200, Sếp ấy có một hậu vệ cực kỳ nổi tiếng có tên “quan tâm”, và mỗi khi Tết đến xuân về thì chàng hậu vệ ấy tha hồ thể hiện lối đá lấp lầy không một lỗ trống, không một đối thủ nào có thể ghi bàn được vào lưới nhà vị Sếp ấy. Rất nhiều người chỉ trích lối chơi chán òm, đơn điệu ấy, nhưng chỉ vài phút cuối giờ năm 2022, những đòn phản công nhanh đã dứt điểm trận đấu trong phút chốc – ngỡ ngàng.
Nếu tài năng hướng về kỹ năng cứng thì sự quan tâm lại hướng về kỹ năng mềm. Mỗi cấu hình đều có ưu nhược điểm của nó, nên không luận bàn chuyện trọng bên nào, vì cuối cùng thì hơn nhau chỗ sắp xếp sao, fix sao cho hài hoà, phù hợp với mỗi ngữ cảnh lãnh đạo. Tôi quan sát thấy những vị Sếp có căn cơ nền tảng gia đình tốt thường có khả năng quan tâm tốt hơn.
Mỗi dịp cận Tết, nhân tiện sự liên quan mật thiết với chủ đề, tôi thử liệt kê tất thảy những người mà ở vị trí lãnh đạo cần quan tâm như sau, bạn xem thử bạn đã làm được tới đâu? Các bạn đang chuẩn bị khởi nghiệp cũng test thử nhé!
Để không bị rối, mình phân ra các nhóm Thân, Gia, Quốc, Thiên Hạ, dựa trên câu “Tu thân, Tề gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ”, và đi từ trong ra ngoài:
1. Thân (bản thân mình).
Tinh thần chung là bản thân mình lo chưa xong thì khó mà lo được cho ai. Nên những gì có tác động trực tiếp lên mình thì cần phải ưu tiên trước, thường bao gồm:
– Sức khoẻ: (khám định kỳ, có dấu hiệu gì bất thường không? cần đi cắt tóc, lột mụn, làm trắng da gì không? Ăn uống, thực phẩm bổ sung, kiên cử thế nào..).
– Kiến thức: năm rồi có học hành gì thêm không? Mối mọt ở quan điểm nào cần loại bỏ. Nên tầm sư nào, đọc sách gì để học thêm đạo…?
– Phần thưởng: ít nhiều nên tự mua cho bản thân cái gì đó mới, đặc biệt là những món thực sự yêu thích như giày dép, đồng hồ, điện thoại, máy tính, xe hơi, mảnh vườn… có thêm người yêu (nếu cần ? ).
2. Gia (gia đình).
Tết nhất là dịp chỉnh trang nhà cửa, cũng là dịp dành thời gian cho gia đình.
– Ưu tiên một vẫn là Ông Bà và Ba Mẹ, những người nuôi dưỡng sinh thành, ôm bế chăm bẩm mình từ bé còn có các Cô Dì Chú Bác.
– Tiếp theo là con cái, đứa lớn đứa nhỏ, trai ra trai gái ra gái… từng đứa, việc ăn việc học, tổng kết, trò chuyện, dạy chúng về văn hoá Tết, dắt đi đây đi đó, chợ hoa, luỹ tre con đò, cách làm bánh tét bánh chưng…
– Vợ: mà con rồi mới tới Vợ hay Vợ rồi mới tới con nhỉ? Chắc Vợ rồi mới tới Con, chứ ngược lại thì ra “Con vợ” là hơi căng ? Vợ thường có nhiều cái phải lo, nên tiếng “tin tin” dày dày tí vẫn là ưu tiên 1, đính kèm là món quà đặc biệt kèm những câu nói “nình đầm” yêu thương xíu ?. Ai có vợ lớn, vợ nhỏ, bồ lớn bồ nhỏ thì cũng phải làm sao quan tâm cho khéo – ai cũng cần có Tết nhưng cẩn thận củi lửa nhen các bạn.
– Bên Nội, Bên Ngoại, trước là chuyện tổ tiên: mồ mả, cúng giỗ chạp, sau là thăm hỏi cô dì cậu mợ, chú bác, chuẩn bị được ít quà thì vẫn hơn. Con cháu đi làm ăn xa về, ghé thăm hỏi quý lắm.
– Anh chị em bằng dì, con cậu con mợ… đặc biệt là tặng quà, thăm hỏi, động viên những bạn hỏi giỏi, có hoàn cảnh khó khăn nhưng khát vọng vươn lên trong gia đình, như một chính sách đặc biệt làm nên nét văn hoá đùm bọc.
– Tiếp theo là chuẩn bị phong thư lì xì cho mấy cháu nhỏ. Chưa nói tới nhiều hay ít, nhưng phải chỉn chu, nên chọn bì mừng tuổi đẹp và đổi tiền mới nhé!
– Chưa hết đâu các bạn, người ta bảo bà con xa không bằng xóm láng giềng gần, nên hàng xóm thì cũng như người trong gia đình vậy. Ở quê, tình làng nghĩa xóm còn khắn khít lắm. Thăm ai, quan tâm ra làm sao? Năm rồi có niềm vui nỗi buồn, biến cố nào không…?
– Vẫn chưa hết ? “khi ở trường cô giáo như mẹ hiền”, nên những người thầy cô, mentor cũng không khác gì người trong gia đình các bạn. Lòng biết ơn chính là nhân phẩm của một người thành công, nên dành thời gian quan tâm và tri ân.
***
Mới tới phần “Gia” mà đã choáng rồi phải không? Đến phần Quốc, tạm ví gọn là Công ty, tổ chức mình đang làm.
3. Quốc.
Cái này thì rộng thôi phải biết luôn, và tuỳ theo vai của bạn là nhân viên, lãnh đạo cấp trung hay cao. Dù ở cấp bậc nào thì cũng cần học sự quan tâm từ sớm.
– Lương thưởng cho CBNV, đặc biệt là những bạn có đóng góp lớn lao, lãnh đạo cần sắp xếp thời gian ngồi riêng và cảm ơn cụ thể. Quà cảm ơn và một thông điệp cảm ơn năm mới là cần thiết. Nếu có thể thì chuẩn bị thêm thiệp chúc Tết, lịch bàn…
– Có những công ty còn có quà riêng cho ba mẹ của một số cán bộ chủ chốt (tuỳ chính sách).
– Khách hàng đối tác, ít thì Sếp lớn chủ động quan tâm trực tiếp, nhiều thì chia quan hệ cấp bậc… thăm cái này thì nhiều lắm ? vất vả nhất của các Sếp, đặc biệt là giai đoạn khó khăn hiện nay.
– Nhà cung cấp, thường thì bên này thăm mình chứ sao mình lại thăm họ? Nhưng những doanh nghiệp xem nhà cung cấp là đối tác chiến lược, một phần không thể tách rời thì cũng có thể quan tâm theo một cách khác, hiệu quả không kém.
– Chính quyền địa phương, trước tiên là trên địa bàn mà Cty đóng trụ sở, sau là các chi nhánh. Cảm ơn các anh chị lãnh đạo đã hỗ trợ công tác an ninh an toàn để mình yên ổn làm ăn. Sau là các ngành dọc trong lĩnh vực mình kinh doanh: ngành y tế, thể thao, năng lượng… Quan hệ địa chính trị bạn tới đâu thì quan tâm tới đó.
– Những anh chị chuyên gia, người đi trước… có công gián tiếp giúp đỡ mình, giới thiệu khách hàng, tư vấn nghiệp vụ… Đừng để khi nào cần mới gọi, hãy quan tâm một cách chân thành những người anh người chị này. Họ chính là thiên thần của tổ chức bạn.
– Anh chị em, nhân viên cũ, những người từng có công đóng góp vào sự hình thành và phát triển công ty. Lòng biết ơn luôn có một sức mạnh to lớn, giúp kết nối người cũ và yên tâm cho người mới…
***
Dài quá, các bạn liệt kê thêm nhé! Giờ tôi có việc phải đi ? có cái hẹn cafe cuối tuần.
Đó, các bạn thấy quan tâm đâu dễ đúng hem? Đây chỉ là một khía cạnh, nên Lãnh đạo áp lực là thế đó, nên hãy yêu Sếp của bạn nhé! Họ thực sự xứng đáng là những người hùng trong lòng bạn.
ĐẶT NGAY HÔM NAY
ĐẶT MUA NGAY HÔM NAY
[contact-form-7 id="1786" title="Form liên hệ 1"]
ĐẶT MUA NGAY HÔM NAY
[contact-form-7 id="1786" title="Form liên hệ 1"]