Nói sao không lỗi để có một cuộc giao tiếp thành công?

Không phải tự nhiên mà ông bà luôn dạy “học ăn học nói học gói học mở”, những việc mà ai cũng phải làm mỗi ngày nhưng lại rèn luyện cả đời không hết. Và cũng không phải tự nhiên mà người ta hay bảo nhau “Con ếch chết vì cái miệng” – tức hoạ cũng do cái miệng không khéo nói mà ra. Trước khi bàn đến việc nói sao cho thành công, tôi xin liệt kê một số lỗi phổ biến trong việc nói.

1. Nói cụt ngủn.

Đây là lỗi phổ biến, kiểu nói không đầu không đuôi. Nghe cộc, khó tạo ra thiện cảm và không thu hút người nghe. Trong những tình huống hơi căng thẳng, cách nói này rất khó chịu, dễ thổi phồng và dẫn tới gây nhau. Lỗi này đặc biệt các bạn miền Trung hay mắc phải. Các bạn không nên bào chữa rằng “tôi nói zậy nhưng mà tôi thật”. Thật là thật, nó không có liên quan gì lắm tới chuyện nói cộc đâu các bạn.

2. Nói nhiều.

Nói như cái máy nói, không quan tâm tới cảm giác người nghe, chỉ thao thao bất tuyệt, nói dong dài, nói cho đã cái miệng, nói cho hết bao nhiêu ý nghĩ chất chứa trong lòng. Tật này làm người nghe rất mệt, buồn ngủ, đã vậy còn hay cắt lời, độc chiếm diễn đàn, gây ức chế lắm. Mấy bạn đọc nhiều, hóng chuyện nhiều mà ít động tay động chân, kiểu một bồ lý thuyết, học thuật thì rất dễ mắc lỗi này.

3. Nói nổ.

Tật thùng rỗng kêu to, cái gì cũng cố thổi cho nó phồng lên, phồng hết cỡ, dùng từ ngữ đao to búa lớn: số 1, đỉnh cao, vô đối, nhất thế giới, vĩ đại… Nhiều lúc ngồi với nhau uống chưa hết ly cafe là nghe toàn chủ tịch này bác tổng giám nọ… Nhiều khi gặp anh A, bác B có một hai lần, người ta còn chưa nhớ được cái mặt, biết cái tên, chụp chung được tấm ảnh là mang đi rêu rao như thể thân ông lớn tự bao giờ. Giao tiếp, cường điệu một chút thì rất hay, nhưng nổ quá làm người nghe ép tim, khó gần, khó tin và dị ứng các bạn ạh. Tật này thì các bạn làm sale, marketing thường hay mắc phải.

4. Nói láo.

Đây là bệnh điển hình không phải của người nói dở, mà là bệnh của người rất giỏi nói. Tôi đã từng gặp một vài trường hợp nói láo kinh điển. Các bạn ấy thường đạo mạo, nói rất hay, lý luận tốt, diễn mượt, viện dẫn logic nên nghe là chỉ có mà tin xoáy cổ. Sau này, qua một số việc thực tế, tôi mới phát hiện ra các bạn ấy là anh hùng rơm, nói một đường làm một nẻo. Người nói láo, có thể thu hút và thành công bước đầu, nhưng sự thật thì vẫn là sự thật, kết quả sẽ phản ánh thực tế. Đến một lúc nào đó, khi tích luỹ đủ sự lừa lọc, một hiệu ứng domino ngược sẽ phơi bày vấn đề và cái giá phải trả là rất lớn.

5. Nói móc.

Kiểu nói mỉa mai, móc họng, dìm hàng, khinh thường người khác. Nói như thể ai cũng dở, chỉ có mình là nhất. Nói móc gây ra sự mất cảm tình, khó chịu cho người nghe. Nhưng nhiều bạn chuẩn chỉnh, có kỹ năng móc tốt thì cũng có cái hay, giúp cà khịa mấy bác nói nổ, hay nói láo ?.
Vì ngôn ngữ là công cụ truyền đạt thông tin, chứ không phải là một lớp vàng mạ, nên trước khi nói thế nào cho hay, cho thành công thì theo tôi, việc đầu tiên cần phải làm là trao dồi cái thực lực của mình, cái thực sự vốn có, phải thực sự tốt gỗ, người thật việc thật… cái đã. Tiếp theo mới là nói chậm, nói rõ, đầy đủ thông tin một cách có trình tự. Cuối cùng mới là âm điệu, truyền cảm…
Thanks.
Tìm hiểu thêm các chia sẻ hay khác của tác giả tại đây
Truy cập vào website để xem thêm các bài viết hay khác
ĐẶT NGAY HÔM NAY
ĐẶT MUA NGAY HÔM NAY
[contact-form-7 id="1786" title="Form liên hệ 1"]
ĐẶT MUA NGAY HÔM NAY
[contact-form-7 id="1786" title="Form liên hệ 1"]