Hòa giải

Một trong những khó khăn của bậc làm cha làm mẹ là chuyện anh em một nhà, khi còn bé thì giành đồ chơi, lớn hơn chút giành nhau sự quan tâm của ba mẹ, lớn hơn chút thì thậm chí tranh giành thừa kế, kiện tụng, từ nhau… Còn khi làm lãnh đạo, cạnh tranh, hơn thua nội bộ giữa phòng ban, bộ phận là không hề thua kém, nhỏ thì có cà nạnh, lớn thì có làm khó, đỗ lỗi, lớn hơn nữa thì đánh bẫy, triệt hạ lẫn nhau, làm cho mọi chuyện trở nên tệ và phức tạp hơn rất nhiều. Vậy nên mới thấy vai trò quan trọng của việc hòa giải.
Hòa giải
Những ngày Tuấn còn làm cấp trưởng/phó bộ phận quản lý an toàn, chất lượng ở các công trình dầu khí thì những pha đụng độ với bộ phận thi công, từ cuộc họp giao ban cho đến công trường, có thể nói còn nhiều hơn cơm bữa. Bộ phận thi công thì chịu áp lực về tiến độ, quản lý chi phí… còn công tác an toàn thì cứ thiếu trang bị, thấy mối nguy là tạm dừng thi công, thi công xong, nghiệm thu không đạt thì bắt đập ra làm lại… Cứ thế mà chiến mãi… đến mức Tuấn và anh giám đốc thi công không nhìn mặt nhau, rảnh lúc nào là nói xấu nhau lúc đó. May mắn lúc đó, Tuấn đọc được bài viết này.
***
Một đêm nọ, ổ khóa đánh thức chìa khóa dậy rồi trách móc: “Ngày nào tôi cũng vất vả giữ nhà cho chủ nhân, thế mà chủ nhân lại thích anh, lúc nào cũng mang theo anh bên mình, thật ghen tỵ với anh quá!”
Còn chìa khóa cũng không phục: “Ngày nào anh cũng ở nhà, chơi bời thoải mái, thật là nhàn hạ chứ không như tôi cứ lặn lội gió mưa vô cùng cực khổ, tôi càng ghen tỵ với anh hơn đấy!”
Có một lần, chìa khóa cũng muốn được hưởng thụ cảm giác nhàn hạ của ổ khóa nên tự mình giấu mình đi. Khi chủ nhân về không tìm thấy chìa khóa nên tức giận đập ổ khóa rồi vứt nó vào thùng rác.
Sau khi bước vào phòng, chủ nhân lại tìm thấy chìa, ông ta lại tức giận nói rằng: “Ổ khóa vứt rồi ,giờ giữ lại nhà ngươi còn có ích gì nữa”. Nói xong, chủ nhân liền vứt chìa vào thùng rác.
Trong thùng rác, ổ khóa và chìa khóa gặp lại nhau, cả hai cùng than thở: “Hôm nay cả hai chúng ta đều rơi vào hoàn cảnh như thế này là vì chúng ta đều không nhận ra giá trị cũng như công sức của đối phương mà lại đứng núi này trông núi nọ, lúc nào cũng tính toán chi li, đố kỵ lẫn nhau, nghi ngờ lẫn nhau.
***
Tuấn đọc xong bài viết và chia sẻ bài viết đó đến lãnh đạo bộ phận thi công, nhận ra mình và phía bộ phận thi công cần hòa giải và lắng nghe, chia sẻ để hiểu nhau hơn. Sau đó Tuấn có mời ảnh và giám đốc dự án đi uống bia, tâm sự, xin lỗi và cam kết chấn chỉnh thái độ tiếp cận vấn đề. Đặc biệt là các biện pháp ngăn ngừa, nhắc nhở sớm để không xảy ra sự cố. Vì mỗi khi xảy ra sự cố rồi thì khá là muộn, phản xạ đầu tiên là ai cũng thấy lọ trên mặt người khác mà không thấy lọ trên mặt mình, cứ thế mà đổ lỗi rồi gây nhau mãi.
Thêm vào đó, vai trò quan trọng nhất của người đứng đầu là vai trò hòa giải. Thường thì, khi bức xúc, trưởng bộ phận sẽ lên gặp lãnh đạo và báo cáo, than phiền, chỉ ra những bất cập của đối phương, lãnh đạo không đủ tinh anh sẽ bị định hướng và dễ nóng nảy lên, từ đó vô tình tiếp tay cho thêm dầu vào lửa, làm khắc sâu thêm sự chia rẽ, bè phái…
Để mọi việc được tốt hơn, lãnh đạo nên tìm cách hiểu hoàn cảnh, trách nhiệm, áp lực của các bên và cần có cái nghe đa chiều để cùng phân tích vấn đề mấu chốt nằm ở đâu, giúp các bên hiểu và chia sẻ nhau nhiều hơn. Vì ai cũng có giá trị và lý lẽ của riêng mình.
Thủng nhỏ làm đắm thuyền, nên những mâu thuẫn, hiểu lầm nhỏ nhỏ mà xử lý không khéo là để lại những vết sẹo thời gian và gây ra những hậu quả vô cùng khó lường. Nên vai trò hòa giải của vị trí lãnh đạo là vai trò then chốt, quyết định sự ấm áp, đồng lòng, gắn kết của một tổ chức.
“Buồm nữa cánh thuyền đi thong thả
Cương vừa dong vó ngựa mới hay”
Thanks.
Tuấn Trần.
Tìm hiểu thêm các chia sẻ tản mạn khác của tác giả tại đây
Đừng quên vào website vequelapnghiep.vn để xem thêm các bài viết thú vị khác
ĐẶT NGAY HÔM NAY
ĐẶT MUA NGAY HÔM NAY
[contact-form-7 id="1786" title="Form liên hệ 1"]
ĐẶT MUA NGAY HÔM NAY
[contact-form-7 id="1786" title="Form liên hệ 1"]