Kỹ thuật cường điệu sẽ giúp diễn đạt tốt hơn, hấp dẫn hơn… tuy nhiên, việc lạm dụng nó một cách quá mức, làm cho mọi thứ trở nên giả giả, khó cảm và trong rất nhiều trường hợp gây ra tác dụng ngược. Các bạn xuất thân kỹ thuật, làm công tác chuyên môn thì có phần đỡ mắc lỗi này hơn các bạn xuất thân từ marketing, sale… Một vài ví dụ nhỏ mà tôi thấy khá phổ biến là sự dễ dãi trong việc dùng các từ như: Chính trực, Tử tế, Trắc ẩn, Chiến lược, Tầm nhìn, Hàng đầu, Số 1…
Trong sự ngổn ngang ngày nay, để tìm được một người không tham lam, không me phần của người khác đã là rất khó, may mắn lắm mới gặp được người trung thực, có sao nói vậy. Còn Chính trực = (trung thực + đạo đức + trọn vẹn trước sau), nói chung, đó là một cấp độ của sự hoàn hảo, một dạng rất khó đạt được trong các chỉ số của Đức hạnh. Tùy tiện dùng từ Chính trực, ngay cả người thủ lĩnh cũng chưa thể ngày một ngày hai chạm được nó, thì biết đến bao giờ nhân viên, khách hàng, đối tác chạm được nó.
Thẳng thắng mà nói giờ, người không đố kỵ, không mưu mô đã đã ngày càng hiếm rồi. Còn người tốt, sẵn sàng giúp đỡ, góp ý, nói tốt cho người khác thì cũng dần như tìm kim đáy bể. Tử tế là người không những rất nhân từ mà còn luôn kỹ lưỡng, chu đáo, cảm thông và tôn trọng mọi người. Tự nhận mình là người tử tế thì đúng là không nên xíu nào, còn muốn nhận xét ai đó là một người tử tế thì càng phải cẩn trọng. Ấy vậy mà, nó vẫn cứ được dùng ra rả ngoài đường.
Tương tự: Trắc Ẩn, Chiến lược, Tầm nhìn, Hàng đầu, Số 1…
Ngôn ngữ, cho dù xuất hiện dưới hình thức nào thì mục đích căn bản nhất vẫn là để giao tiếp, tức là truyền đạt thông tin. Việc dùng từ gần gủi, mộc mạc… sẽ tạo cảm giác từ tốn, dễ gần, dễ thương, dễ kéo mọi người lại gần nhau hơn. Ở giai đoạn đầu khởi nghiệp, các bạn trẻ thực sự rất cần điều này.
Đôi dòng chia sẻ cùng các bạn.
Chúc bạn đọc có một tuần mới vui vẻ, tinh anh và thành công.
Thanks